skip to Main Content
dc ac

【TÌM HIỂU】Dòng điện một chiều DC và dòng xoay chiều AC

Khái quát chung về dòng điện DC – AC

Dòng điện DC và AC là hai dòng điện cơ bản trong hệ thống điện. Ở bài viết này, VINCI E&C sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 dòng một chiều (DC) và dòng điện xoay chiều (AC) và sự khác biệt của chúng.

Dòng điện một chiều hay còn gọi là Direct Current thường được gọi/viết tắt là DC hay 1C. Điện một chiều là dòng điện chuyển đổi đơn hướng của các điện tích. Nó thường được tạo ra bởi các các nguồn như pin hay năng lượng một chiều. Chính vì vậy mà trong điện mặt trời người ta hay nói đến dòng điện một chiều DC.

Dòng điện xoay chiều hay còn gọi là Alternating Current thường được gọi/viết tắt là AC (dòng điện xoay chiều AC) và được ký hiệu bởi dấu ~ (dấu ngã) tượng trưng cho dạng sóng hình sin. Đây là dòng điện chuyển biến tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Nó thường được tạo ra bởi các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ dòng điện một chiều (DC) thông qua mạch điện tử (trong điện mặt trời thường được biến đổi từ dòng điện một chiều sang điện xoay chiều thông qua biến tần Inverter).

So sánh dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều

Mỗi một dòng điện đều có tác dụng và ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau tùy vào yêu cầu cụ thể.

 

Nội dung Dòng điện một chiều (DC) Dòng điện xoay chiều (AC)
Chiều dòng điện Cố định Thay đổi liên tục
Cường độ Ổn định Cường độ dao động
Nguồn Pin, năng lượng mặt trời Nhà máy điện, phân phối qua lưới điện
An toàn An toàn hơn do điện áp thấp và ít có khả năng gây thương tích Thiếu an toàn, vì vậy cần có hiểu biết về an toàn điện
Ứng dụng điện tử, máy tính, hệ thống năng lượng tái tạo Hộ gia đình, công nghiệp
Sử dụng Thiết bị nhỏ & điện tử Sử dụng rộng trong điện dân dụng và công nghiệp
Ưu điểm Dễ thiết kế và điều khiển cho các mạch điện

Đảm bảo hiệu suất cho các thiết bị điện tử

Truyền tải khoảng cách xa mà k giảm công suất nhiều

Dễ dàng biết đổi điện áp thông qua máy biến áp (giúp nâng cao hoặc hạ thấp điện áp AC)

Nhược điểm Truyền tải điện khoảng cách dài gặp nhiều khó khăn (suy hao điện năng) Cần các thiết bị điều chỉnh phức tạp cho các thiết bị điện tử (bộ ổn áp)

Có thể tạo ra tiếng ồn điện từ, ảnh hưởng đến thiết bị nhạy cảm (nhiễu điện từ)

dc ac; điện một chiều; ac dc dòng điện; điện mặt trời; cáp dc; cáp ac; điện năng lượng mặt trời; điện mặt trời áp mái; vinci; vinci solar; vinci điện mặt trời; vinci power
Biểu đồ thể hiện dòng điện DC – AC

Biến đổi dòng điện DC – AC

Hai dòng điện DC – AC có thể biến đổi cho nhau. Dòng điện DC có thể biến đổi sang dòng điện AC và ngược lại. Thông qua một số thiết bị chuyển đổi cụ thể như sau:

Chuyển đổi DC sang AC

Biến đổi dòng điện một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC) bằng Biến tần (Inverter). Bộ biến tần sẽ sử dụng các công tắc điện tử như MOSFET hoặc IGBT để chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC). Quá trình biến đổi này sẽ theo một chu kỳ nhất định và tạo ra sóng hình sin. Biến tần cũng có khả năng điều chỉnh điện áp cao hoặc thấp phù hợp với các thiết bị sử dụng điện.

Chuyển đổi từ DC sang AC thường được ứng dụng trong hệ thống điện mặt trời. Dòng điện mà pin mặt trời tạo ra là dòng điện một chiều DC. Thông qua biến tần được chuyển sang dòng điện xoay chiều AC và sử dụng cho các thiết bị sử dụng điện hoặc phát lên lưới điện.

Chuyển đổi AC sang DC

Để chuyển đổi từ AC sang DC người ta hay sử dụng một thiết bị gọi là chỉnh lưu (rectifier). Thiết bị chỉnh lưu có thể sử dụng các diode để cho phép dòng điện chỉnh chảy theo một hướng tạo ra dòng điện DC. 

Với ứng dụng này thường được các chuyên gia kỹ thuật điện ứng dụng vào các thiết bị điện tử và máy tính. 

VINCI E&C – Kỹ sư chuyên gia đầu ngành điện mặt trời

Trong Điện mặt trời người ta thường biến đổi dòng điện từ dòng điện mặt trời (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC). Để tối ưu hóa các thiết bị sử dụng trong hệ thống, kỹ sư chuyên gia của VINCI luôn tư vấn, giúp doanh nghiệp tối ưu kỹ thuật lắp đặt với chi phí hợp lý nhất.

  • Tư vấn đầu tư điện mặt trời
  • Tư vấn thiết kế điện mặt trời
  • Cung cấp giải pháp năng lượng
  • Vận hành điện mặt trời 

Các bước triển khai đầu tư lắp đặt điện mặt trời cho doanh nghiệp.

1. Khảo sát => 2. Thiết kế => 3. Thủ tục hành chính => 4. Thi công lắp đặt => 5. Vận hành

Dự kiến tổng thời gian thực hiện khoảng 3 – 5 tháng, kể từ cuộc họp đầu tiên cho đến lúc vận hành thương mại. Thời gian thực hiện từng dự án khác nhau do quy mô dự án, ảnh hưởng thời tiết trong giai đoạn thi công,… Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng có thể liên hệ VINCI thông qua email: info@vinci-power.vn 

quy trình lắp điện mặt trời; lắp đặt điện mặt trời; lắp điện mặt trời; lắp năng lượng mặt trời; năng lượng mặt trời cho gia đình; chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình; vinci; vinci solar; vinci điện mặt trời; lắp pin năng lượng mặt trời; lắp điện mặt trời gia đình; lắp điện măt trời; lắp điện mặt trời cho gia đình;
Quy trình và tiến độ lắp đặt điện mặt trời áp mái từ VINCI E&C

Liên hệ ngay VINCI E&C để được tư vấn:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ VINCI E&C.

Email: info@vinci-power.vn.

Địa chỉ: Số 20 Sunrise C, Khu đô thị The Manor Central Park, Đại Kim,  Hoàng Mai,  Hà Nội.

This Post Has 0 Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top