Bạn có biết rằng chi phí điện hàng tháng của gia đình bạn có thể…
Hiểu rõ hơn về cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) thuộc thỏa thuận xanh EU
Cơ chế điều chỉnh biên giới CBAM thuộc thỏa thuận xanh châu Âu đang được hiểu đơn giản là cơ chế đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu vào EU.
Năm 2021, Châu Âu đã đưa ra chiến lược đầy tham vọng của mình – Thỏa thuận xanh Châu Âu – nhằm mục đích đưa Châu Âu trở thành trung hòa khí hậu vào năm 2050.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đã tạo ra làn sóng lan tỏa khắp thương mại quốc tế. Đặc biệt là những doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Hiểu rõ hơn về CBAM là điều quan trọng cho mọi doanh nghiệp, để hiểu về bối cảnh đang thay đổi và chuẩn bị cho việc triển khai các biện pháp.
CBAM là gì?
CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism – Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) là thuế quan carbon đối với các sản phẩm sử dụng nhiều carbon như thép, xi măng và một số loại điện được nhập khẩu vào Liên minh châu Âu. Được luật hóa như một phần của Thỏa thuận Xanh Châu Âu, nó có hiệu lực vào năm 2026, với báo cáo bắt đầu vào năm 2023.
Về cơ bản khoản thuế này định giá chi phí carbon được sử dụng trong quá trình sản xuất của họ. Nhằm mục đích cân bằng sân chơi giữa các công ty châu Âu chịu sự điều chỉnh của Hệ thống thương mại khí thải Liên minh Châu Âu (ETS). (EU ETS là chương trình đầu tiên lớn nhất được thiết kế cắt giảm lượng khí thải ra trong tất cả các ngành công nghiệp. Đây là chương trình xây dựng nhằm chống lại biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu bằng cách các nước thành viên EU mua và giao dịch lượng khí thải thương mại trong phạm vi cho phép).
Tại sao EU lại thực hiện CBAM?
Cân bằng Carbon: Các công ty sản xuất có dây chuyền sản xuất có hàm lượng cacbon cao. Điều này làm ảnh hưởng đến chính sách về khí hậu của EU và làm tăng lượng khí thải toàn cầu. CBAM đặt ra mục tiêu ngăn chặn điều này bằng cách khiến hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU phải chịu thêm thuế carbon. Tương tự như các hàng hóa được sản xuất trong khối EU.
Tạo ra sân chơi cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp trong EU: Các công ty/doanh nghiệp tại Châu Âu đang phải chịu thuế carbon do vậy chi phí sản xuất cao hơn. Họ phải đối mặt với sự cạnh tranh không công bằng với các mặt hàng được nhập khẩu vào thị trường. Ngoài việc giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất, CBAM còn có vai trò trong việc đảm bảo tính cạnh tranh cho tất cả các sản phẩm trong khối EU và nhập khẩu.
CBAM thay đổi hoạt động thương mại toàn cầu?
Cơ chế CBAM được bắt đầu từ năm 2023 và có hiệu lực đầy đủ từ năm 2026. CBAM sẽ tác động đáng kể đến mô hình thương mại toàn cầu:
- Tăng chi phí sản phẩm: Do thuế carbon được tính vào giá hàng hóa nhập khẩu nên người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá tăng khi được CBAM bảo vệ.
- Nhà sản xuất chạy đua theo thị trường năng lượng nhằm giảm hoạt động phát thải carbon trong sản xuất.
Các mốc thời gian và lộ trình thực hiện
Ngày 16/05/2023: Quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 của Ủy ban Châu Âu về Thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon tại EU (CBAM) bắt đầu có hiệu lực.
01/10/2023 – 31/12/2025: Giai đoạn chuyển tiếp.
Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu có nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 33, 34 và 35 của Quy định (EU) 2023/956. Nhà nhập khẩu tại EU sẽ phải báo cáo hàng quý về lượng khí thải nhà kính của một số sản phẩm nhập khẩu vào EU trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Đợt báo cáo đầu tiên các nhà nhập khẩu phải nộp kết thúc vào ngày 31/01/2024.
Theo quy định của CBAM hiện nay, trong giai đoạn chuyển tiếp, các mặt hàng hiện đang áp dụng cơ chế này bao gồm sắt thép, nhôm, điện, xi măng, phân bón và hydrogen. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Tuy nhiên, cuối năm 2025 Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đánh giá về hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.
1/1/2026 – 31/12/2034: Giai đoạn vận hành
Trong giai đoạn vận hành từ 2026-2034. Các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ phải mua chứng chỉ CBAM. Trước ngày 31/5 hàng năm, nhà nhập khẩu EU phải khai báo về số lượng hàng hóa và lượng phát thải tích hợp trong những hàng hóa được nhập khẩu của năm trước. Đồng thời, nhà nhập khẩu nộp lại số lượng chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải khí nhà kính có trong sản phẩm. Trong giai đoạn này, EU sẽ dần dần loại bỏ việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có thể mua chứng nhận CBAM từ cơ quan có thẩm quyền được chỉ định ở nước sở tại thuộc thành viên liên minh EU và giá của chứng nhận này sẽ căn cứ vào giá trung bình theo tuần của Giá phát thải EU ETS
1/1/2034: Giai đoạn Vận hành toàn bộ
Từ năm 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ, các nhà máy, doanh nghiệp sẽ không còn được cấp hạn ngạch phát thải CO2 miễn phí và phải nộp 100% phí CBAM.
Nhóm ngành chịu tác động chính từ cơ chế điều chỉnh biên giới CBAM
Có 06 nhóm ngành chính chịu tác động trực tiếp từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon:
- Sắt & thép
- Xi măng
- Phân bón
- Nhôm
- Hydro
- Điện
Trong đó có 4 nhóm ngành chính Việt Nam xuất khẩu vào EU: Nhôm; Sắt thép; Xi măng & Phân bón.
Việc áp dụng thuế carbon sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho những doanh nghiệp kinh doanh & xuất khẩu mặt hàng trên. CBAM ra đời thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong sản xuất và thương mại. Nhiều doanh nghiệp chủ động tìm kiếm giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bằng cách ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo thay vì sử dụng các nguyên liệu bằng hóa thạch, cải tiến quy trình sản xuất, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Một trong những doanh nghiệp thuộc 06 nhóm ngành kể trên, có thể kể đến Tập đoàn Nam Phát Group. Đầu năm 2024, Nam Phát bắt tay với Chủ đầu tư CME và VINCI E&C – Tổng thầu EPC nhằm lắp đặt Hệ thống Điện mặt trời tại Nhà máy sản xuất của Tập đoàn. Dự kiến hệ thống điện mặt trời có công suất 1MWp được đưa vào vận hành sẽ giảm khoảng 864.35 tấn CO2 (Theo hệ số phát thải tính toán cho lưới điện Việt Nam năm 2022). Vậy công suất lắp đặt dự kiến cho Nam Phát Group là 10MWp sẽ giảm được khoảng 8.643,5 tấn CO2. Điều này giúp Nam Phát Group sẽ nâng cao được sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó giảm thiểu chi phí điện năng hàng tháng cho doanh nghiệp.
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng cơ chế CBAM
Cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng mất cân bằng thương mại và áp lực tài chính. Đặc biệt doanh nghiệp nằm trong số các quốc gia đang phát triển (phát thải nhiều carbon hơn so với các doanh nghiệp tại Châu Âu).
Mất cân bằng, giữa chuyển hướng xuất khẩu từ các quốc gia không áp dụng cơ chế CBAM. Có thể tạo ra những biến động không mong muốn trên thị trường toàn cầu, đặt ra thách thức về công bằng và hiệu quả của cơ chế CBAM.
Cần nghiên cứu kỹ phương pháp cũng như công nghệ áp dụng nhằm giảm phát thải CO2, nâng cao cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là thị trường EU.
Doanh nghiệp có thể giảm phát thải CO2 bằng cách nào?
Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo
Ở Việt Nam, từ năm 2022 việc chuyển đổi sang nguồn Năng lượng tái tạo đang được quan tâm và sử dụng rộng rãi.
Một số các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo:
- Năng lượng điện mặt trời
- Năng lượng điện gió
- Điện sinh khối
Các giải pháp trên đều mang lại lợi ích không phát thải khí nhà kính trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý kỹ về từng phương pháp để lắp đặt hệ thống phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, hệ thống điện mặt trời áp mái đang là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp. Vì tính linh hoạt, dễ lắp đặt và mang nhiều lợi ích về mặt kinh tế.
Tối ưu hóa quá trình sản xuất
Cải thiện các quy trình sản xuất giảm phát thải CO2, ví dụ như thay đổi nhiên liệu hoặc quy trình sản xuất để giảm phụ thuộc vào các nguyên liệu dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính.
Tăng cường hiệu quả năng lượng
Đầu tư vào công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm sử dụng năng lượng.
Một trong những phương pháp đổi mới công nghệ trong sản xuất, doanh nghiệp có thể tham khảo Karakuri – Giải pháp cải tiến thông minh từ Toyota hướng tới tối ưu hóa vận chuyển, không sử dụng năng lượng trong sản xuất.
Quản lý phát thải
Thiết lập và thực thi các chính sách quản lý phát thải CO2, bao gồm việc theo dõi, báo cáo và giảm thiểu các phát thải trong suốt chuỗi cung ứng và sản xuất.
Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông ít phát thải
Thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông ít phát thải CO2 như xe điện hoặc phương tiện công cộng.
Thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững
Phát triển và quảng bá sản phẩm và dịch vụ có môi trường lành mạnh hơn, khuyến khích khách hàng chọn lựa các sản phẩm gắn liền với ít phát thải CO2.
Hợp tác và tuân thủ các quy định
Tham gia vào các chương trình và hợp tác quốc tế về giảm phát thải CO2, và tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường.
Hướng tới phát triển xanh – Giảm phát thải CO2 bằng Năng lượng điện mặt trời
Không phải tự nhiên hệ thống điện mặt trời được Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp/hộ cá thể sử dụng & lắp đặt. Mà chính là sự phù hợp của hệ thống tại Việt Nam
Thuận lợi khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam:
- Việt Nam nằm trong dải phân bổ có số giờ nắng trung bình trong năm cao
- Điện mặt trời áp mái có thể lắp đặt tại nhiều vị trí (từ đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa)
- Sự phát triển của công nghệ, các hãng pin cho ra sản phẩm mới ngày càng chất lượng, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó là giá thành sản phẩm giảm.
- Thời gian sử dụng lâu dài, dễ dàng bảo trì bảo dưỡng.
- Giảm tải cho lưới điện quốc gia, không phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch.
VINCI E&C – Nhà cung cấp giải pháp số 01 về điện mặt trời áp mái
Điện mặt trời áp mái có nhiều mô hình lắp đặt. Tùy từng thời điểm và nhu cầu sử dụng VINCI sẽ tư vấn cho doanh nghiệp mô hình lắp đặt phù hợp.
Một số mô hình điện mặt trời phổ biến tại Việt Nam:
- Mô hình điện mặt trời nối lưới
- Mô hình điện mặt trời độc lập
- Mô hình điện mặt trời hòa lưới bám tải
- Mô hình điện mặt trời hybrid
Nhiều doanh nghiệp mong muốn lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời nhưng còn băn khoăn về chi phí có thể tham khảo hình thức sử dụng điện với chiết khấu cao từ 15 – 30% thông qua hợp đồng mua bán điện PPA và hình thức hợp tác theo mô hình ESCO.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ VINCI E&C.
SĐT: 0912 999 187.
Email: info@vinci-power.vn.
Địa chỉ: Số 20 Sunrise C, Khu đô thị The Manor Central Park, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
This Post Has 0 Comments